Trang web chính thức của sòng bạc - 360bet

Vietnamese Vietnamese

 

Tiếp quản Phú Xuân năm 1786 rồi lên ngôi hoàng đế năm 1788, vua Quang Trung bắt tay vào công cuộc xây dựng và cải cách đất nước. Trong đó, cải cách nền giáo dục mang đậm tính dân tộc là một trong những hoài bão mãnh liệt của ông.

Theo dòng lịch sử, trong suốt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ đầu công nguyên đến năm 938, người Hán đưa chữ viết vào nước ta. Sau khi giành được độc lập từ thế kỷ X, chữ Nôm từng bước được hoàn chỉnh, phát triển nhưng vẫn không thể thay thế được chữ Hán trong các văn bản hành chính của các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhưng đến triều đại Tây Sơn, Vua Quang Trung là người đã đưa chữ Nôm lên địa vị văn tự chính thức của quốc gia. Việc này đã đánh đổ thành kiến độc tôn chữ Hán của các triều đại trước, khẳng định sự tự tôn dân tộc.

Không chỉ vậy, cuối năm 1791, Quang Trung cho lập Sùng Chính thư viện ngay tại chân núi Thiên Nhẫn, nơi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp quy ẩn để mời ông làm viện trưởng, chịu trách nhiệm dịch các loại sách thời kỳ này sang chữ Nôm. Chủ trương dịch sách nhằm tiến tới thay thế tài liệu học tập bằng tiếng mẹ đẻ, thoát ly hẳn sự lệ thuộc vào văn tự nước ngoài.

Vào năm Quang Trung thứ năm (1792), Viện Sùng Chính dịch xong bộ Tứ thư và Tiểu học. Nhà vua xuống chiếu sai dịch tiếp các bộ Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch… Nhờ sự khuyến khích của vua Quang Trung, văn chương chữ Nôm thời kỳ này phát triển mạnh, khẳng định được vị thế của mình.

1

Trong bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Huế Xưa và Nay, PGS.TS. Nguyễn Phan Quang có viết: “Chữ Nôm trở thành văn tự chính thức của quốc gia dưới triều Quang Trung đánh dấu một thành quả quan trọng trong lịch sử đấu tranh và bảo tồn nền văn hóa dân tộc, đẩy lùi thái độ coi thường ngôn ngữ dân tộc của các triều đại quân chủ Việt Nam trước đó. Các nhà ngôn ngữ học đánh giá cao chủ trương này: “Chỉ có đến triều đại Tây Sơn, với những người “áo vải cờ đào” gắn bó với nhân dân lao động, có nhiều ý chí quyết thắng sự xâm lược về chính trị, về văn hóa của kẻ thù…, tiếng Việt lần đầu tiên mới được đưa lên địa vị xứng đáng” .

Không dừng ở việc đưa chữ Nôm lên làm văn tự chính thức của quốc gia và lập Viện Sùng chính, Quang Trung cho tu sửa Văn Miếu và Học Cung cũ của chúa Nguyễn ở xã Long Hồ, đặc biệt là mở rộng hệ thống trường học tới cấp xã – điều mà các triều đại trước chưa làm được. Trong tờ Chiếu lập học quy định, các xã đều phải lập nhà xã học; những con nhà nho có học và có hạnh kiểm tốt được lựa chọn làm người dạy chữ trong xã, gọi là “Xã giảng dụ”. Các “Xã giảng dụ” do xã lựa chọn và được triều đình cấp bằng công nhận. Do chưa kịp xây dựng đủ cơ sở vật chất như chủ trương, Quang Trung lệnh cho các địa phương được sử dụng một số đền chùa vào làm trường học phủ. Các thầy dạy trong các trường học phủ phải là chức huấn đạo do triều đình bổ nhiệm, được cử đến đảm trách.

Nội dung học tập được chấn chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới, Quang Trung bỏ hẳn lối học công thức ở thời Trịnh, chú trọng tính thiết thực, sáng tạo, nhằm đào tạo những người có năng lực hoạt động thực sự. Theo đề nghị của Nguyễn Thiếp, Quang Trung thống nhất quan điểm dạy và học là: “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử”/ “Phép học thì trước học Tiểu học để bồi bổ lấy gốc; tuần tự tiến lên, rồi đến Tứ thư, Ngũ Kinh, Chu sử. Học cho rộng rồi ước lược gọn, theo điều học biết mà làm”.

Đặc biệt, trong khoa cử, Quang Trung chấn chỉnh lại những tiêu cực thi cử cuối thời Lê – Trịnh (muốn dự thi Hương chỉ cần nộp 3 quan tiền là được dự thi không cần qua sát hạch; việc trông thi thả lỏng cho quay cóp bài và thi hộ… Đồng thời, Quang Trung chính thức đưa chữ Nôm vào khoa cử. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, chữ Nôm được chính thức đưa vào khoa cử. Quang Trung ra quy định trong các kỳ thi, đề thi phải được ra bằng chữ Nôm và đến kỳ tam trường, thí sinh phải làm thơ phú bằng chữ Nôm.

Năm 1789, Quang Trung cho mở khoa thi Hương đầu tiên tại Nghệ An. Nguyễn Thiếp được cử làm Đề điệu trường thi kiêm Chánh chủ khảo. Những người thi Hương đỗ được gọi là Tú tài; hạng ưu được sung vào trường Quốc học, hạng thứ bổ vào Trường Phủ học. Để hạn chế và xóa bỏ hậu quả của chế độ thi cử không thực chất của thời Lê Mạt, Quang Trung ra quy định “các nho sinh và sinh đồ cũ phải đợi đến kỳ thi, nếu thi được hạng ưu mới được tuyển, hạng kém bị bãi về trường học xã. Đặc biệt với những “sinh đồ 3 quan” của triều Lê – Trịnh, ông hạ lệnh bãi miễn không sử dụng và bắt làm dân thường.

Tiếc là, sự ra đi của vua Quang Trung kéo theo sụp đổ của vương triều Tây Sơn, khiến chữ Nôm không còn giữ được vị thế của mình. Đến thời Nguyễn, Nhà nước lại quay lại với việc sử dụng chữ Hán trong các văn bản hành chính nhà nước. Trong thời gian trị vì ngắn ngủi, nhưng những cố gắng cải cách nhất là trong văn hóa, hoài bão xây dựng một nền giáo dục mang đậm tính dân tộc, nâng cao ý thức độc lập tự cường của vua Quang Trung vô cùng mãnh liệt.

BTT (st)