Trang web chính thức của sòng bạc - 360bet

Vietnamese Vietnamese

 NGHĨ VỀ NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ 27/7

Dân tộc ta trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và có được dải đất hình chữ S trọn vẹn như ngày hôm nay có biết bao anh hùng liệt sỹ, thương binh đã nằm xuống hoặc mất mát một phần thân thể cho độc lập tự do.

Việc tri ân những người  lính hy sinh ở các triều đại phong kiến cũng vẫn có như khi hy sinh phải chôn cất tử tế, làm lễ tế hoặc cầu vong hồn nhưng cũng chưa rõ ràng bằng văn bản pháp luật. Đến các triều đại Nhà Nguyễn thì việc tri ân có thực hiện nhiều hơn như các đội tàu tuần tra đảo được lấy từ những người dũng cảm, được tập luyện chiến đấu trong đó chú trọng đến việc chống chọi với bão tố, quái vật biển cả hoặc những kẻ xâm lăng. Trước khi đi họ được làm lễ tế sống  (giống như làm lễ truy điệu cho các chiến sỹ ở đoàn tàu không số hoặc các đơn vị Biệt động, cảm tử thời chống Mỹ) và cũng rất nhiều đội hoặc nhiều chiến sỹ không bao giờ quay về.

Trở lại ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7, vào  tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ - Thái Nguyên. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ ịch chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và công tác Thương binh Liệt sĩ. Sau khi xem xét, Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc.  Bác Hồ  đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch. Hàng năm vào dịp này, Người cũng đều có thư và quà để gửi đến các anh em thương binh và gia đình liệt sỹ. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/4/1954, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm và giải quyết những vấn đề chiến sỹ, gia đình liệt sỹ cũng như công tác thương binh. Từ năm 1955, ngày 27/7 ngày Thương binh được đổi thành ngày Thương binh - Liệt sỹ. Trải qua 72 năm ra đời, chính sách đối với Thương binh - Liệt sỹ được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm nhiều hơn. Các chính sách như chăm lo đời sống, hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, hỗ trợ việc làm cho thương binh, gia đình liệt sỹ được Đảng chính quyền, đoàn thể các cấp quan tâm. Thông qua đó tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc, thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc. 

ky niem ngay thuong binh liet si      

Bác Hồ với anh hùng và chiến sĩ thi đua miền Nam (tháng 11/1965). Ảnh: TL

Vào những ngày này, các cựu binh năm xưa thường tổ chức về nguồn, thăm lại chiến khu, thăm lại chiến trường xưa, thắp nén nhang  tưởng nhớ và biết ơn những đồng đội mãi mãi nằm xuống, nơi mà một thời các cựu binh họ bước qua đạn bom khói lửa trở về dù không còn nguyên vẹn.

Hội Cựu chiến binh 306bet luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường  quan tâm, chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền, giao lưu nhân các ngày lễ trọng đại của dân tộc nhằm giáo dục truyền thống cho học sinh sinh viên Nhà trường góp phần xây dựng tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, quê hương Kiên Giang mỗi ngày một giàu đẹp. Ngày 27/7- ngày Thương binh liệt sỹ, mỗi chúng ta thành tâm biết ơn những người đã chấp nhận hy sinh mạng sống  hoặc mất mát một phần thân thể cho hòa bình độc lập tự do hạnh phúc của chúng ta hôm nay.

                                                                      

Hoàng Cát Hải

Chủ tịch Hội CCB trường